Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất

Khi nhu cầu mua bán nhà đất tăng không ngừng nghỉ thì không ít cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào thị trường kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh bất động sản như thế nào? Những bat dong san nào được phép đưa vào kinh doanh? Hãy cùng tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây của Luật sư đất đai – Cộng đồng pháp luật để biết những thông tin chi tiết.

dieu-kien-kinh-doanh-bat-dong-san
Ảnh minh họa: Kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản là gì?

Kinh doanh bất động sản được mọi người hiểu đơn giản là việc mua nhà, bán nhà hoặc mua bán nhà đất đơn thuần. Tuy nhiên, hiểu một cách đầy đủ nhất thì kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Qua khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm của mua bán bất động sản như sau:

Thứ nhất: Phải có yếu tố đầu tư vốn;

Thứ hai: Kinh doanh bất động sản theo các hình thức:

  • Xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng;
  • Cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản;
  • Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản;
  • Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
  • Dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản.

Thứ ba: Mục đích kinh doanh bất động sản là sinh lợi nhuận.

Như vậy, việc mua nhà, bán nhà, mua ban nha dat không mang các đặc điểm trên thì không được coi là kinh doanh bất động sản.

Bất động sản nào được phép đưa vào kinh doanh

Không phải bất cứ bất động sản nào cũng được phép đưa vào kinh doanh. Pháp luật quy định những bất động sản được đưa vào kinh doanh như sau:

Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh

  • Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất 

  • Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, các loại nhà ở, công trình xây dựng và các loại đất được đưa vào kinh doanh/kinh doanh quyền sử dụng đất phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mà chúng tôi liệt kê trên.

kinh-doanh-bat-dong-san
Ảnh minh họa: Kinh doanh bất động sản

Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp

Tại khoản 1 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 có quy định:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hiện nay, điều luật trên đã được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 như sau:

“Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Luật Đầu tư 2020 đã sửa đổi quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Trong đó, bỏ điều kiện có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Như vậy, theo luật mới thì Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên mà không cần đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định.

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2020 cũng sửa đổi quy định về thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, cụ thể:

Đối với dự án bất động sản được chấp thuận nhà đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với dự án bất động sản không thuộc trường hợp nêu trên, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do UBND cấp tỉnh quyết định việc đầu tư.
  • Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản không phải thành lập doanh nghiệp

Tại khoản 2 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 có quy định:

“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.”

Vậy cụ thể tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào kinh doanh bất động sản không phải thành lập doanh nghiệp?

Điều 5 Nghị định 76 năm 2015 quy định những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bao gồm:

Thứ nhất: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất).

Thứ hai: Tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng do phá sản, giải thể, chia tách.

Thứ ba: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản, bán nhà, công trình xây dựng đang bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ.

Thứ tư: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Thứ năm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Thứ sáu: Các cơ quan, tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.

Thứ bảy: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình.

Luật sư tư vấn điều kiện kinh doanh bất động sản

Như vậy, Luật sư đất đai – Cộng đồng pháp luật đã chia sẻ những thông tin về điều kiện kinh doanh bất động sản, những loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh. Nếu có những câu hỏi liên quan đến vấn đề trên hoặc có những vướng mắc pháp lý cần được giải đáp và hỗ trợ, hãy liên hệ tới Cộng đồng pháp luật theo các phương thức sau:

Hotline: 0865.504.269

Email: congdongphapluat.ls@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *