Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2023

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phổ biến tại Tòa án hiện nay. Vậy trong trường hợp đất đai có tranh chấp thì thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào? Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai gồm những gì? Luật sư đất đai sẽ cung cấp những thông tin về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai cho bạn trong bài viết dưới đây. Nếu có những vướng mắc pháp lý cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0865504269.

thu-tuc-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai
Ảnh minh họa: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Để thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, bao gồm các giấy tờ liên quan đến nội dung tranh chấp để làm cơ sở cho việc thụ lý, giải quyết vụ án. Hiện nay chưa có quy định chính thức về hồ sơ cho thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai bắt buộc phải có những giấy tờ gì hoặc trong từng tình huống cụ thể cần chuẩn bị tài liệu nào. Dựa trên kinh nghiệm các tham gia giải quyết các tranh chấp đất đai, chúng tôi sẽ liệt kê một số loại giấy tờ thường gặp trong hồ sơ thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

  • CCCD/CMTMND của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trường hợp thiếu giấy tờ nhân thân của người bị kiện hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì vẫn nộp hồ sơ khởi kiện bình thường.
  • Hộ khẩu bản sao chứng thực.
  • Giấy tờ liên quan đến đất tranh chấp gồm các giấy tờ mua bán, tặng cho, di chúc; Giấy tờ giao đất; Biên lai thu tiền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải tranh chấp đấy đai tại UBND câp xã:

Tùy từng trường hợp cụ thể mà giấy tờ tài liệu sẽ có thêm hoặc sẽ không đầy đủ như chúng tôi liệt kê trên

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Cùng với các loại giấy tờ quan trọng và cần thiết như trên, việc khởi kiện tranh chấp đất đai không thể thiếu Đơn khởi kiện.

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay được áp dụng theo hình thức của mẫu đơn số 23-DS Đơn khởi kiện ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Khi sử dụng mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, các bạn cần chú ý điền đủ thông tin:

  • Ngày tháng năm làm đơn.
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Thông tin của các bên khởi kiện; bên bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng.
  • Các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.

Hướng dẫn soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Trong đơn, các bạn cần nêu được các phần gồm:

  • Thông tin về đất đang tranh chấp bao gồm vị trí; diện tích đất đất tranh chấp; Nguồn gốc đất tranh chấp; số liệu ghi nhận trên Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ khác về đất,…
  • Nguyên nhân và quá trình tranh chấp;
  • Vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết. Người khởi kiện cần trình bày rõ yêu cầu, đề nghị tòa án giải quyết vấn đề như thế nào.

Thẩm quyền tòa án giải quyết tranh chấp đất đai.

Pháp luật hiện nay quy định có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân và UBND cấp có thẩm quyền. Thẩm quyền tòa án giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013. Theo đó, Tòa án sẽ giải quyết thủ tục này trong trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ như trường hợp trên nhưng có lựa chọn Tòa án làm cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai về cơ bản cần thực hiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

Thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Thực tế, đây không phải là một thủ tục tố tụng nằm trong thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định: “Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện”.

Theo quy định trên, trong thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án, người làm đơn bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải tại UBND xã. Hoạt động này bắt đầu từ việc gửi đơn yêu cầu Hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải UBND cấp xã sẽ thực hiện thẩm tra, xác minh nội dung liên quan đến tranh chấp được trình bày trong đơn của người dân. Và thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tổ chức phiên họp trong thời gian không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn của người dân.

Chuẩn bị và gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án

Một lưu ý khi thực hiện thủ tục này các bạn cần chuẩn bị đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng quy định pháp luật và đầy đủ các giấy tờ, tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền. Cách soạn đơn và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã được chúng tôi chia sẻ trong phần trên.

Sau khi nộp hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trong thời hạn 08 ngày làm việc và ra một trong các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
thu-tuc-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai
Ảnh minh họa: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý

Sau khi nhận biên lai nộp tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Khi đó, vụ việc tranh chấp được Tòa án bắt đầu giải quyết.

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì án phí cho thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai có thể được chia thành hai trường hợp:

Án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Được áp dụng cho tranh chấp đất đai mà Tòa án không xem xét giá trị; chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản; và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu mức án phí là 300,000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Được áp dụng cho tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu mức án phí tranh dân sự chấp đất đai sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng. Mức án phí cụ thể được tính dựa trên giá trị tài sản cụ thể.

Án phí phúc thẩm. Tranh chấp đất có sổ đỏ giải quyết tại Tòa án cấp phúc thẩm thì mức án phí được quy định là 300,000 đồng.

Tham gia các thủ tục trong giải đoạn chuẩn bị xét xử và phiên tòa xét xử

Trong quá trình giải quyết vụ án có rất nhiều thủ tục cần thực hiện như:

Thẩm định, định giá tài sản;

Hòa giải;

Phiên họp kiêm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ;

Các bạn cần tham gia để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.

Toàn bộ quá trình trên được giải quyết trong khoảng 6 – 8 tháng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều bị phát sinh thêm thời gian giải quyết tranh chấp. Điều này có thể do tòa án chậm giải quyết hồ sơ hoặc do chính các đương sự có các hành vi làm kéo dài thời gian. Trong suốt quá trình này, các bên cần phải tham gia nhiều phiên làm việc như chúng tôi đã chỉ ra ở trên để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Chi phí giải quyết giải quyết tranh chấp đất đai

Bên cạnh án phí, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất còn có một số khoản chi phí khác:

Chi phí cho việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ;

Chi phí sao hồ sơ tại Tòa án…;

Chi phí thẩm định, định giá tài sản tranh chấp. Đây là cơ sở để Tòa án xác định giá trị tài sản tranh chấp. Đồng thời cũng là cơ sở mức án phí mà các bên phải nộp. Chi phí thẩm định, định giá tài sản được tính tùy thuộc vào các yếu tố: Tính chất, khối lượng cần thực hiện; thời gian… thực hiện thẩm định, định giá nên từng trường hợp sẽ có sự khác biệt.

Liên hệ Luật sư tư vấn, hỗ trợ tranh chấp đất đai

Để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân trong thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, việc chuẩn bị phải được thực hiện ngay từ những bước đầu trước khi khởi kiện. Đồng thời, quá trình khởi kiện cũng cần tuân thủ đúng quy trình và quy định.

Để được tư vấn các quy định pháp luật về đất đai, tranh chấp đất đai hay tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, hãy liên hệ tới Luật sư đất đai qua hotline 0865504269 để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *