Sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại, hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt các tác phẩm sáng tạo trí tuệ trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học… Việc kế thừa, phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đã tồn tại qua nhiều thập kỉ. Những tác phẩm mới được sáng tạo dựa trên những tác phẩm cũ được gọi là các tác phẩm phái sinh và là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, khái niệm tác phẩm phái sinh dường như chưa được biết đến rộng rãi. Trong bài viết này, Cộng đồng luật sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm phái sinh là gì
Trước hết, tác phẩm có thể hiểu là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người, bao gồm các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện ra ngoài bằng bất kỳ hình thức nào.
Đối với pháp luật Việt Nam, tác phẩm phái sinh được quy định là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm phái sinh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được tạo ra dựa trên cơ sở nội dung từ tác phẩm gốc bằng cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày nội dung tác phẩm.
Như vậy, ngoài những đặc điểm mà một tác phầm có, thì tác phẩm phái sinh có những đặc điểm riêng như: tác phẩm được hình thành dựa trên tác phẩm đã tồn tại, quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng là quyền tự động, phát sinh ngay sau khi tác phẩm phái sinh được hình thành.
Tác phẩm phái sinh có thể được hình thành thông qua một số phương thức sau:
- Tác phẩm phái sinh hình thành bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt trình bày: bao gồm tác phẩm cải biên – thay đổi hình thức diễn đạt và tác phẩm chuyển thể – chuyển đổi từ loại hình này sang loại hình khác.
- Tác phẩm phái sinh hình thành do thay đổi ngôn ngữ. Thay đổi ngôn ngữ là việc diễn đạt tác phẩm bằng ngôn ngữ khác với tác phẩm gốc. Việc dịch hoặc chuyển thể một tác phẩm phải được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm. Các tác phẩm dịch thuật góp phần xoá bỏ khoảng cách ngôn ngữ và giúp độc giả đến gần hơn với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
- Tác phẩm phái sinh được hình thành dựa trên sự tập hợp, chọn lọc, sắp xếp lại theo những tiêu chí nhất định mà không có sự sáng tạo mới về nội dung hoặc thay đổi về hình thức thể hiện. Ví dụ, quyển truyện tranh Tuyển tập đặc biệt – Thám tử lừng danh Conan vs Tổ chức áo đen là tập truyện chọn lọc lại một số trích đoạn nổi bật trong seri truyện tranh Thám tử lừng danh Conan.
…
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả là một trong những bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả là quyền của các cá nhân, tổ chức bao gồm tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng… đối với các sản phẩm sáng tạo trong trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả không phụ thuộc vào thời điểm cá nhân, tổ chức đăng ký quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền, mà phát sinh ngay khi sản phẩm được sáng tạo và được thể hiện thông qua hình thức nhất định.
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng tương tự như quyền tác giả nói chung, là quyền phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra. Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh cũng tự động phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm và thể hiện bằng một hình thức nhất định. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh hoàn toàn độc lập với quyền tác giả của tác phẩm gốc, tuy nhiên tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Bất cứ hành vi tạo ra các tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm gốc được dùng làm tác phẩm phái sinh đều được coi là xâm phạm quyền tác giả.
Xem thêm:
Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh
Mặc dù được sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc nhưng những tác phẩm phái sinh vẫn có những sáng tạo riêng nên vẫn được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, để được bảo hộ quyền tác giả cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:
Thứ nhất, tác phẩm phái sinh được hình thành dựa trên tác phẩm gốc
Tác giả có thể dựa vào nội dung, cách thức thể hiện, ý tưởng của tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩm mới. Tuy nhiên, việc sáng tạo các tác phẩm này phải được sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc. Bởi việc sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc thuộc sở hữu của tác giả tác phẩm đó, nên việc xin phép tác giả của tác phẩm gốc để được phép sử dụng tạo ra tác phẩm phái sinh là việc dễ hiểu, đồng thời, tác giả của tác phẩm phái sinh cần có nghĩa vụ tôn trọng tác giả của tác phẩm gốc.
Thứ hai, tác phẩm phái sinh không phải là việc sao chép của tác phẩm gốc
Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm. Như vậy, mọi hành vi dù là gián tiếp hay trực tiếp thông qua người khác hoặc sao chụp lại tác phẩm đều được coi là bản sao tác phẩm. Một trong những điều kiện quan trọng để tác phẩm phái sinh được bảo hộ đó là không được sao chép một phần hoặc toàn bộ từ tác phẩm khác. Ngoài ra, pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ hình thức diễn đạt chứ không bảo hộ nội dung ý tưởng. Như vậy, nếu các tác phẩm có nội dung ý tưởng giống nhau nhưng hình thức, cách thức thể hiện tác phẩm phải được làm mới so với tác phẩm gốc.
Thứ ba, tác phẩm phái sinh không được làm phương hại đến tác phẩm gốc
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Chủ sở hữu quyền tác giả là người có toàn quyền đối với tác phẩm của mình. Do đó sau khi được phép sáng tác tác phẩm phái sinh thì tác giả cũng phải tôn trọng chủ sở hữu quyền tác giả. Cũng có những trường hợp một tác phẩm được coi là tác phẩm phái sinh của một tác phẩm gốc này nhưng đồng thời lại là tác phẩm gốc, cơ sở hình thành nên tác phẩm phái sinh khác. Ngoài ra, các tác phẩm bảo hộ quyền tác giả khi đảm bảo sự hài hoà lợi ích với lợi ích công cộng cũng như nội dung của tác phẩm không trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng và có hại cho an ninh, quốc phòng.

Các phương diện bảo hộ tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với các tác phẩm phái sinh bao gồm hai nhóm quyền: Quyền tài sản và quyền nhân thân.
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với tên tuổi, uy tín, danh dự của tác giả, không thể chuyển giao cho bất ký ai dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả khi tác giả đã mất. Quyền nhân thân của tác phẩm phái sinh bao gồm:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm phái sinh: thể hiện phong cách và cá tính sáng tạo riêng của mỗi cá nhân và cũng là cách thức để khán giả nhận biết được tác và có thể dễ dang tiếp cận được nội dung. Tuy nhiên, tên tác phẩm không được bảo hộ độc quyền nên các tác phẩm có thể được đặt trùng tên hoặc ngay cả tác phẩm không tên vẫn được bảo hộ. Ngoài ra, đối với tác phẩm phái sinh là bản dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thì tác giả không có quyền đặt tên cho tác phẩm.
- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm phái sinh, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Đặc biệt, đối với tác phẩm phái sinh thì tác giải phải ghi rõ tên tác giả tác phẩm gốc để thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả tác phẩm gốc mà nhờ đó tác phẩm phái sinh được hình thành.
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm phái sinh, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền công bố hoặc cho phép cá nhân, tổ chức khác công bố tác phẩm phái sinh.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thì quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân đối với tác phẩm phái sinh nói riêng được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền gắn liền với lợi ích vật chất phát sinh từ những tác phẩm phái sinh, bao gồm:
- Quyền làm tác phẩm phái sinh: dựa trên tác phẩm đã có, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có quyền sáng tác ra tác phẩm phái sinh mới.
- Quyền biểu diễn tác phẩm phái sinh trước công chúng: là việc cho phép người khác thực hiện hoặc biểu diễn tác phẩm phái sinh trước công chúng tại bất kì địa điểm nào thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình…
- Quyền sao chép tác phẩm phái sinh: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác tạo ra bản sao tác phẩm phái sinh. Có một số trường hợp sao chép không cần xin phép hay trả thù lao như tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy không nhằm mục đích thương mại hay sao chép để lưu trữ trong thư viện nhằm mục đích nghiên cứu.
…
Đặc biệt, do tác phẩm phái sinh được sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc nên tác giả tác phẩm phái sinh khi nhận được nhuận bút, thù lao thì phải trích một phần lợi ích vật chất cho tác giả tác phẩm gốc.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm phái sinh là khoảng thời gian mà tác giả có thể thu được những quyền và lợi ích vật chất từ việc khai thác và sử dụng tác phẩm.Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác hẩm phái sinh độc lập và không phụ thuộc vào thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm gốc.
Luật sư tư vấn về tác phẩm phái sinh
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng chưa quy định cụ thể và chặt chẽ nên trong quá trình áp dụng pháp luật còn găp nhiều khó khăn và vướng mắc. Do vậy, để có thể đảm bảo được tối đa quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, Quý bạn đọc nên tham khảo ý kiến tư vấn của các Luật sư có chuyên môn. Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ pháp lý nào hãy liên hệ tới Luật sư tư vấn qua các phương thức sau để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.
Hotline: 0865.504.269
Email: congdongphapluat.ls@gmail.com
Luật sư tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ, tư vấn pháp luật về quyền tác giả, quyền tác giả với tác phẩm phái sinh, tư vấn thủ tục đăng ký quyền tác giả, soạn thảo đơn đăng ký quyền tác giả…