Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Để được pháp luật bao ho nhan hieu thì người sở hữu nhãn hiệu phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền. Vậy đăng ký nhãn hiệu là gì? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Và chi phí đăng ký nhãn hiệu ra sao? Trong bài viết này, Cộng đồng pháp luật sẽ có những tư vấn bảo hộ nhãn hiệu dành cho bạn.

dang-ky-nhan-hieu-la-gi
Ảnh minh họa: Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo đó, đăng ký nhãn hiệu là những thủ tục cần phải thực hiện nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu. Quyền sở hữu nhãn hiệu đó được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục dang ky nhan hieu theo quy định của pháp luật hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu nhưng phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
  • Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ diễn ra như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Địa chỉ cụ thể hiện nay của trụ sở trên như sau:

  • Tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Số 384-386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
  • Tại Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng;
  • Tại TP.HCM: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, tp HCM.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu
Ảnh minh họa: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu thông thường

  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) (01 bản sao);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) (01 Bản chính);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác(01 bản chính);
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản chính);
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (01 bản chính);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản chính).

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận (01 bản chính);
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý) (01 bản chính);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) (01 bản chính);
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) (01 bản chính).

Dịch vụ Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu

Để tránh những tranh chấp và những thiệt không đáng có về quyền sở hữu nhãn hiệu thì bạn cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Hãy liên hệ tới Cộng Đồng pháp luật để biết thêm những thông tin chi tiết về quyền đăng ký nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và các nội dung khác có liên quan. Bạn có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau:

Hotline: 0865504269

Email: congdongphapluat.ls@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *