Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều không bất ngờ với những video, những hình ảnh với nội dung “đánh ghen” được lan truyền trên các kênh thông tin như Facebook, Twitter, Youtube,… mà trong đó chứa các cảnh bạo lực, đánh đập người khác, đánh ghen cắt tóc lột đồ,… Vậy có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi rằng đánh ghen có phạm pháp không, có tội đánh ghen hay không? nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trong bài viết này, Cộng đồng pháp luật sẽ khai thác thêm những khía cạnh mới và chia sẻ với bạn những thông tin liên quan tới chủ đề đánh ghen có phạm pháp không.

Đánh ghen là gì?
Đánh ghen dùng để chỉ hành vi thô bạo đối với người mà người đánh ghen cho rằng có quan hệ tình cảm bất chính với vợ/chồng mình. Những hành vi đó có thể thể hiện bằng hành động như đánh, kéo tóc, xé quần áo,… rồi quay video và tung lên mạng. Hoặc dưới dạng không hành động như chửi bới, lăng mạ,… người đánh ghen cũng có thể trực tiếp thực hiện những hành vi đó hoặc nhờ, thuê người khác thực hiện. việc đánh ghen có thể do người nam (chồng) hoặc người nữ (vợ) thực hiện. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy có những người đi đánh ghen kể cả họ không phải vợ chồng mà chỉ là đang trong mối quan hệ yêu đương. Trong những trường hợp đó, những người này thường không nhận thức được rằng hành vi của mình là đánh ghen có phạm pháp không.
Đánh ghen có phạm pháp không?
Như đã đề cập ở trên, đánh ghen thường được thực hiện bằng các hành vi mang tính bạo lực như cắt tóc lột đồ, đánh đập,… trong các văn bản hiện hành không có quy định về tội đánh ghen hay xử phạt hành vi đánh ghen. Tuy nhiên, các hành vi mà người đánh ghen thực hiện có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể như sau:
Hành vi gây rối trật tự công cộng
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, người đánh ghen sẽ thuê người người hoặc nhờ người thân hoặc người khác tham gia cùng. Khi những người đó có các hành vi như có những lời nói thô bạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; gây mất trật tự ở những nơi công cộng như bến xe, rạp phim, hội chợ,…; đánh nhau hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;… thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối trật tự công cộng được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Theo đó, đánh ghen có thể thuộc những trường hợp sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi:
– Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
– Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
– Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
– Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
– Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
– Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
Về hình phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trên.
Vậy đánh ghen có phạm pháp hay không? Câu trả lời là có nếu hành vi đó xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng thì người thực hiện hành vi có thể đối diện với mức phạt cao nhất lên tới 5.000.000đ và tịch thu phương tiện, công cụ dùng vào việc vi phạm.
Đánh ghen có phạm pháp không – liên hệ tư vấn 0865.504.269
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác
Cũng là hành vi sử dụng vũ lực đối với người khác nhưng nếu thuộc vào các trường hợp quy định là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lý về tội phạm này.
Vậy hành vi như thế nào sẽ phạm tội cố ý gây thương tích? Tội danh trên được quy định tại Điều 134 BLHS 2015, cụ thể như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, mức phạt cao nhất nếu đánh ghen mà vi phạm quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể lên đến tù chung thân.

Tội làm nhục người khác
Đánh ghen, đi kèm với những hành vi bạo lực thường là việc chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm người bị đánh ghen, quay video, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội. có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi đó, có thể là không nhận thức được hành vi phạm tội hoặc trong lúc nóng giận mà không kiểm soát được hành vi của bản thân.
Nếu những hành vi kể trên xúc phạm một cách nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác thì người thực hiện nó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Tội làm nhục người khác được quy định cụ thể tại Điều 155 BLHS 2015, cụ thể như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.”
Trên thực tế, để xác định một hành vi có xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác không thì cần căn cứ vào việc người bị xâm phạm có cảm thấy “nhục” không. Vấn đề này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa đồng bộ và nhiều người hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tóm lại, đánh ghen có phạm pháp không? Không những có thể vi phạm những quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính như đã trình bày ở trên mà tùy theo hình thức, mức độ và khách thể mà hành vi đánh ghen xâm phạm đến, người thực hiện hành vi này có thể phải trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Cộng đồng pháp luật đã liệt kê và phân tích một số tội danh phổ biến mà người đánh ghen có thể vi phạm khi thực việc đánh ghen. Ngoài những tội danh kể trên, phụ thuộc vào tính chất của hành vi mà người đánh ghen có thể phạm thêm các tội khác nếu đủ yếu tố cấu thành.
Có nên đánh ghen không?
Trước tiên, cần phải nhận định lại rằng, mục đích của việc đánh ghen có phải để giữ gìn hạnh phúc gia đình, giữ cho người chồng, người vợ của mình chấm dứt hành vi ngoại tình hoặc ly hôn,… nếu đúng với mục đích như trên thì trước tiên, hãy tìm hiểu đánh ghen có phạm pháp không. Nếu như vi phạm quy định của pháp luật thì hành vi đó hoàn toàn không đạt được mục đích. Sau đó, cần cân nhắc rằng đánh ghen có phải là phương pháp hiệu quả nhất không.
Như Cộng đồng pháp luật đã phân tích tại mục trên, việc đánh ghen có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như bị phạt tiền, bị truy cứu trách nhiệm hình sự,… nhưng có điều gì khiến bạn có thể chắc chắn rằng sau khi đánh ghen, người vợ/người chồng sẽ chấm dứt việc ngoại tình. Hầu hết những trường hợp vi phạm pháp luật sau đánh ghen đều không nhận thức trước được rằng đánh ghen có phạm pháp không.
Thay vào đó, theo quan điểm của chúng tôi thì bạn nên cân nhắc các phương án sau:
- Thứ nhất, gặp và trao đổi thẳng thắn, ôn hòa với các bên:
Điều này giúp bạn tránh được những cuộc xô xát không cần thiết, ngoài ra bạn cũng sẽ nắm được suy nghĩ và thái độ của các bên, biết được mức độ nghiêm trọng của sự việc. Để làm được điều này, bạn cần áp dụng nhiều kỹ năng, hãy liên hệ với Cộng đồng pháp luật để được tư vấn.
Cùng với đó, sự khuyên nhủ của gia đình hai bên cũng có thể đóng vai trò rất quan trọng để giải quyết vấn đề.
- Thứ hai, nhờ đến sự can thiệp của pháp luật:
Nếu việc trao đổi giữa các bên không hiệu quả và bạn cảm thấy không có lối thoát, bạn có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, hành vi vi phạm nghã vụ vợ chồng. Hãy gọi cho chúng tôi để được vấn và hỗ trợ soạn đơn và các giấy tờ có liên quan.
Cộng đồng pháp luật tư vấn đánh ghen có phạm pháp không
Theo quan điểm của Cộng đồng pháp luật thì việc đánh ghen là không cần thiết. Hành vi đó không những không đem lại hiệu quả mà có thể xâm phạm đến quyền được bảo vệ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Đồng nghĩa với việc đánh ghen sẽ vi phạm pháp luật. Điều này không những không hàn gắn được tình cảm gia đình mà còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng những phương pháp khéo léo, ôn hòa để giữ gìn hạnh phúc.
Nếu có câu hỏi cần trao đổi về chủ đề “đánh ghen có phạm pháp không” hoặc những vướng mắc pháp lý cần được giái đáp, hãy Liên hệ với Cộng đồng pháp luật để được tư vấn và hỗ trợ qua các phương thức:
Hotline: 0865.504.269
Fanpage: Cộng đồng tư vấn pháp luật