Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trong các hành vi vi phạm pháp luật, không phải hành vi nào cũng phải chịu những chế tài hình sự nghiêm khắc mà căn cứ vào khách thể bị xâm phạm, mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà những hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? quy định của pháp luật về quyết định xử phạt hành chính ra sao? Mời bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Cộng đồng tư vấn pháp luật.

quyet-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh
Ảnh minh họa: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Quyết định xử phạt hành chính là văn bản của chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ra các chế tài xử phạt cho những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ở trong mức độ phạt hành chính đối với những hành vi đó.

Những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
  • Công an nhân dân;
  • Bộ đội biên phòng;
  • Cảnh sát biển;
  • Hải quan;
  • Kiểm lâm;
  • Cơ quan thuế;
  • Quản lý thị trường;
  • Thanh tra;
  • Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa;
  • Tòa án nhân dân;
  • Cơ quan thi hành án dân sự;
  • Cục quản lý lao động nước ngoài;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp hoặc tên, địa chỉ của tổ chức đơn vị và những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ kí của người ra quyết định xử phạt.

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Quá thời hạn trên, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
  • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
  • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

quyet-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh
Ảnh minh họa: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Ví dụ về quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trên thực tế, Tùy lĩnh vực khác nhau sẽ có quy định về mẫu quyết định khác nhau. chúng tôi xin đưa ra mẫu quyết định xử phạt hành chính chung áp dung trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt để bạn tham khảo như sau:

CƠ QUAN

……………………………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…./QĐ-XPVPHC

 

………… ngày … tháng … năm…….

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

 

Căn cứ Điều 57, Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ  ………………………………………………………………………………………….

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ……./BB-VPHC lập ngày …../ …../ …….;

Căn cứ Biên bản phiên giải trình trực tiếp số…… /BB-GTTT lập ngày…./…./…..(nếu có);

Căn cứ Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm, hành chính, số ……../BB-XM lập ngày …../ ……/…….. (nếu có);

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số …………/QĐ-GQXP ngày …./…../…… (nếu có),

Tôi: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên>:……………………………………………………………………. Giới tính: ………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……./……/…….. Quốc tịch:…………………………………………………..

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………………….. ngày cấp: ……./ ……/……..

Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Hạng xe được phép điều khiển ghi trong GPLX :…………………………………………………….

<1. Tên tổ chức vi phạm >: ………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………………..; ngày cấp:…./…./…..; nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………. Giới tính:………….

Chức danh: …………………………………………………………………………………………………………….

Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: ……………………………………………………….

Quy định tại: …………………………………………………………………………………………………………..

Các tình tiết tăng nặng (nếu có): ………………………………………………………………………..

Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có): …………………………………………………………………………

Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Hình thức xử phạt chính:

Cụ thể: …………………………………………………………………………………………………………..

b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có): ……………………………………………………………..

c) Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): …………………………………………………..

Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả ………..ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.

Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: ………………………………

(Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………..) cho: ………………………..là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……../……./……

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà) ……………… là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành, quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông (bà)/tổ chức……………….không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật

Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức …………. phải nộp tiền phạt tại ……………hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số ………….……. của ………….trong thời hạn …… ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/Tổ chức …………………………. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho …………………….. để thu tiền phạt.

3. Gửi cho …………………… để tổ chức thực hiện./

Nơi nhận:

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

Luật sư tư vấn về quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trong thời lượng bài viết không thể thể hiện được tất cả nội dung về quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Chúng tôi đã cung cấp những thông tin mà nhận được nhiều câu hỏi và thắc mắc nhất. Hãy gửi cho chúng tôi những nội dung cần được tư vấn qua trang Liên Hệ – Cộng đồng tư vấn pháp luật để luật sư đưa ra những giải đáp cho bạn. Ngoài ra, hãy liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau nếu cần được tư vấn hoặc hỗ trợ pháp lý:

Hotline: 0865.504.269

Email: congdongphapluat.ls@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *